Tariff là gì? Tại sao tariff lại quan trọng đối với kinh tế toàn cầu

Tariff là gì? Tại sao tariff lại có vai trò rất quan trọng trong kinh doanh và giao thương kinh tế toàn cầu?

Khi nền kinh tế thế giới đang phát triển theo hướng tự do thương mại. Và sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia đã mở ra vô vàn cơ hội mới. Nhưng cũng là thách thức lớn đòi hỏi các nước phải giải quyết triệt để. Sự xuất hiện của Tariff giúp cho nguồn ngân sách nhà nước tăng lên đáng kể. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được bản chất của Tariff. Cũng như sự cần thiết của Tariff trong ngành thương mại quốc tế. Để hiểu rõ hơn về Tariff hãy cùng tìm hiểu chi tiết một vài thông tin dưới đây.

Tariff là gì?

Tariff được biết đến là một loại thuế xuất nhập khẩu. Hoặc còn được gọi chung là thuế quan. Đây là loại thuế đánh vào đối tượng hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu giữa các nước, các vùng lãnh thổ. Trên thực tế, Tariff ảnh hưởng hầu hết tới những sản phẩm nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.

Tariff là gì?
Tariff là gì?

Thuế xuất, nhập khẩu Tariff được cố định không đổi trên một đơn vị hàng hóa. Đồng thời có thể biến đổi theo giá thành của sản phẩm. Dựa vào các nguyên tắc, thuế nhập khẩu sẽ được định giá. Được quy định tại các văn bản trước khi hàng nhập khẩu được lưu thông trong nội địa. Trừ một vài sản phẩm được hưởng những chính sách thuế đặc biệt.

Cách phân loại thuế quan Tariff

Về cơ bản, tùy theo từng khía cạnh, mà thuế quan Tariff sẽ được phân loại như sau:

  • Căn cứ vào giá hàng: Điều này đồng nghĩa với việc đánh thuế được tính theo đơn giá sản phẩm trong nước quy đổi thành tiền của quốc gia nhập khẩu. Do đánh thuế theo giá thành nên số tiền thuế cần nộp có thể tăng hoặc giảm. Việc này dẫn đến trường hợp một số bên nhập khẩu khai báo giá trị sản phẩm thấp hơn giá trị thực tế. Mục đích là nhằm trốn tránh hoặc giảm nghĩa vụ đóng thuế.
  • Căn cứ vào trọng lượng sản phẩm: Tùy theo cân nặng của hàng hóa để định giá thuế quan Tariff khác nhau. Tuy nhiên hạn chế của hình thức đánh thuế này là nếu không cập nhập thường xuyên thì dễ gây hiện tượng lạm phát.
  • Căn cứ vào xuất xứ của sản phẩm: Khi đó hàng hóa nhập khẩu sẽ chịu những mức thuế khác nhau hay còn gọi là thuế suất. Với một số quốc gia có hoạt động thương mại với quốc gia được đánh thuế. Thì mức thuế được áp dụng được cho là thuế suất ưu đãi. Và mức thuế đó sẽ được quy định cụ thể cho từng mặt hàng riêng.
  • Căn cứ vào mục đích: Phổ biến nhất là thuế quan tăng thu ngân sách và thuế quan bảo hộ. Trong đó thuế quan tăng thu ngân sách có mục đích chính là tăng thu ngân sách nhà nước. Đây là mục đích vô cùng quan trọng trong quá trình đánh thuế hàng nhập khẩu. Còn thuế quan bảo hộ nhằm mục đích tăng giá nhân tạo cho hàng xuất khẩu. Để từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.
Cách phân loại thuế quan Tariff
Cách phân loại thuế quan Tariff

Vai trò quan trọng của Tariff trong xuất nhập khẩu

Thuế quan có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Cụ thể:

  • Khi áp dụng thuế quan Tariff sẽ bảo đảm sự cân bằng của cán cân thương mại trong nước. Do giá cả hàng hóa nhập khẩu bị nâng giá. Đồng thời hàng hóa trong nước sẽ mức chi phí rẻ hơn so hàng nhập khẩu.
  • Giúp làm giảm nguy cơ phá giá. Nhờ vào việc tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá đó lên mức giá thị trường chung.
  • Hoặc có thể sẽ có trường hợp một số quốc gia dựa vào việc đánh thuế đó. Để lợi dụng trả đũa vì mục đích kinh tế hoặc chính trị.
  • Là vũ khí đắc lực giúp bảo vệ ngành công nghiệp từ khi còn non trẻ cho đến khi đủ vững mạnh. Để khi đó sẽ có cơ hội cạnh tranh với các quốc gia khác trên trường quốc tế.
  • Thuế quan Tariff ngăn ngừa và làm giảm thiểu tình trạng xuất khẩu đặc biệt đối với mặt hàng có sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia. Nhưng hàng hóa đó đang ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.
Vai trò quan trọng của thuế Tariff trong xuất nhập khẩu
Vai trò quan trọng của thuế Tariff trong xuất nhập khẩu

Sự ảnh hưởng của thuế quan tới nền kinh tế của mỗi quốc gia

Khi áp dụng thuế quan Tariff vừa mang đến những cơ hội lớn. Lại vừa đặt ra không ít thách thức cho từng quốc gia. Chẳng hạn như:

Mặt tích cực:

  • Nhờ có Tariff mà doanh nghiệp trong nước có thêm cơ hội để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường. Hàng nhập khẩu có mức đánh thuế cao hơn. Vì vậy giá bán hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn so hàng được sản xuất trong nội địa.
  • Thuế quan Tariff sẽ thu hút một nguồn thu cực kỳ lớn từ hàng nhập khẩu cho nhà nước. Tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế trong nước đi lên.

Tariff là gì?

Mặt tiêu cực:

  • Do giá của mặt hàng nhập khẩu trong nước tăng lên rất nhiều. Nên sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tại nước đó. Điển hình như ở Việt Nam, giá thành xe nhập khẩu đắt hơn nhiều lần so với các quốc gia khác cùng khu vực. Đây chính là minh chứng rõ nhất về mặt hạn chế của việc đánh thuế quan.
  • Khi áp dụng thuế quan, các doanh nghiệp trong nội địa sẽ đẩy mạnh sản xuất các hàng hóa, sản phẩm có xuất xứ quan trọng. Mà các loại hàng hóa đó phần lớn đáp ứng nhu cầu của nước ngoài. Trong khi các mặt hàng trong nước lại khan hiếm. Hoặc là chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết của người dân.

Thuế quan đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong nhiều thế kỷ. Các đối tác thương mại thực hiện chúng để gây ảnh hưởng về mặt chính trị đối với đối tác, bảo vệ các ngành công nghiệp và người tiêu dùng trong nước, cũng như các mục tiêu và lợi ích quốc gia khác.

Thuế quan không phải lúc nào cũng âm, bất kể bạn có thể thấy gì trên tin tức. Chúng có thể là phương tiện để mở lại các cuộc đàm phán giữa các đối tác thương mại, tạo cơ hội cho mỗi bên bày tỏ quan ngại và thậm chí giúp ổn định thị trường của một quốc gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *