FCA là gì? Một số thông tin cơ bản về nội dung, trách nhiệm mỗi bên và ưu điểm của điều khoản FCA.
Khi làm hồ sơ vận chuyển, bạn thường thấy mục FCA + Nơi giao hàng + phiên bản Incoterm. Vậy FCA là gì trong lĩnh vực vận tải hàng hoá? Đâu là trách nhiệm của bên mua và bên bán trong điều khoản FCA?
Contents
FCA là gì?
FCA là viết tắt của Free Carrier, nghĩa là Giao hàng cho người chuyên chở. Về cơ bản, FCA là một điều khoản quy định trách nhiệm của bên bán và bên mua trong việc vận tải hàng hoá. Điều khoản trong luật Incoterm này có hiệu lực đối với mọi phương pháp vận tải hàng hoá, bao gồm cả vận chuyển nội địa, vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ, đường thuỷ,…

FCA bao gồm những nội dung gì?
Như đã đề cập bên trên, điều khoản FCA quy định trách nhiệm của bên bán hàng và bên mua hàng trong việc vận chuyển hàng hoá. Thông thường, sự chuyển giao trách nhiệm sẽ diễn ra khi lô hàng đã được bàn giao cho đơn vị vận chuyển bởi người bán. Những quy định về trách nhiệm này có thể thay đổi tuỳ theo những thoả thuận mà bên bán và bên mua đã kí kết trong hợp đồng.
Trách nhiệm của bên mua và bên bán trong điều khoản FCA
Về cơ bản, trách nhiệm của bên mua và bên bán trong vận tải hàng hoá có sự khác nhau. Tuy nhiên, những điều khoản này đều hướng tới một mục đích cuối cùng, đó là đảm bảo việc vận chuyển hàng được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng và không có bất cứ sự mâu thuẫn, tranh chấp nào xảy ra.
Theo đó, người bán có nghĩa vụ chuẩn bị hàng, lên đơn, đóng gói, thực hiện các loại giấy tờ liên quan đến thông tin lô hàng. Ngoài ra, người bán cũng cần giao hàng đến điểm vận chuyển tại khu vực mình đúng thời gian theo như hợp đồng kí kết. Tại đó, các thủ tục thông quan như khai báo hàng hoá sẽ được người bán thực hiện để đảm bảo quá trình vận chuyển cho lô hàng. Trong thời gian đó, mọi rủi ro và chi phí phát sinh thuộc về trách nhiệm của bên bán hàng.

Sau khi lô hàng được vận chuyển đến khu vực của người mua, người đại diện của bên mua có nghĩa vụ ra làm thủ tục nhận hàng. Đồng thời, tuỳ theo hình thức thanh toán đã ký kết trong hợp đồng mà bên mua sẽ trả tiền hàng cho bên bán. Thông thường, hai bên sẽ tự làm việc riêng với nhau về vấn đề thanh toán tiền. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp sử dụng hình thức trả tiền thông qua bên thứ ba là đơn vị vận chuyển hàng hoá.
Có nên áp dụng điều khoản FCA trong vận chuyển hàng hoá?
Về cơ bản, FCA là điều khoản nhằm mục đích giúp quá trình vận chuyển trở nên minh bạch, thuận lợi hơn. Vì thế, FCA được áp dụng rất nhiều trong các hợp đồng vận chuyển. Ưu điểm của FCA có thể kể đến sau đây.
Trong quá trình vận chuyển hàng hoá, các rủi ro có thể xảy ra kéo theo những chi phí phát sinh khi giao hàng cho đơn vị vận chuyển. Do đó, bên bán có thể dựa khoản phát sinh này mà tăng thêm giá tiền hàng, đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, các chi phí đó cũng phải được công khai minh bạch giữa hai bên nên sẽ không xảy ra trường hợp bên bán hét giá quá cao. Trong trường hợp này, FCA đảm bảo lợi ích cho cả bên mua và nên bán.

Khác với các loại điều khoản Incoterm khác, trách nhiệm vận chuyển hàng hoá ở FCA thuộc về người bán hàng, tức bên gửi hàng đi. Vì thế, nếu bạn là bên mua, bạn sẽ không cần quan tâm và chịu quá nhiều trách nhiệm về vấn đề này.
Trên đây là tổng quan về FCA trong vận tải và thông quan hàng hoá. Nhìn chung, đây là điều khoản mà trách nhiệm khá lớn thuộc về bên bán hàng. Vì thế, hãy cân nhắc xem bạn thuộc bên nào và có nên áp dụng điều khoản FCA không nhé. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã trả lời được câu hỏi FCA là gì?
CÓI THỂ HỮU ÍCH: