EVFTA là gì? Hiệp định EVFTA trong giao thương xuyên lục địa

EVFTA ra đời không chỉ loại bỏ hàng rào thuế quan không cần thiết đối với hàng hóa mà còn giúp Việt Nam mở cửa thị trường, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về EVFTA và vai trò của EVFTA trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của nước ta, mời bạn cùng tiếp tục xem bài viết.

EVFTA trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển như hiện nay thì thuật ngữ EVFTA đã dần trở nên phổ biến. Đặc biệt là những ai đã và đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa thì chắc chắn không còn xa lạ. EVFTA – Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU ra đời đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế của các nước thành viên. Đồng thời ngày càng phát huy vai trò hiệu quả, tích cực của nó. Cụ thể EVFTA là gì? Hiệp định có ý nghĩa đối với xuất nhập khẩu tại Việt Nam ra sao?

EVFTA là gì?

EVFTA là từ viết tắt của European-Vietnam Free Trade Agreement, còn được biết đến là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU. Hiểu đơn giản EVFTA là một thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và 27 nước thành viên của EU.

EVFTA là gì?
EVFTA là gì?

Giá trị của Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA có hiệu lực chính thức từ ngày 1/8/2020. Sự ra đời của EVFTA đã mở ra những cơ hội và triển vọng cho nhiều quốc gia. Tạo nên một mốc thời điểm đặc biệt quan trọng trong quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU.

EVFTA là một trong những hiệp định thương mại quan trọng mà nước ta tham gia. Quá trình đàm phán, ký kết và đi tới quyết định phê chuẩn Hiệp định là một chặng đường dài. Cùng với đó là sự nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu gắn kết mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu lên một tầm cao mới.

Hơn nữa, việc ký kết Hiệp định được Nghị viện châu Âu phê chuẩn có ý nghĩa rất lớn cho Quốc hội Việt Nam trong việc ban hành các văn bản pháp luật. Đồng thời thiết lập các hoạt động ngoại giao quan trọng và kịp thời giải quyết triệt để những vấn đề mà EU đang quan tâm.

Theo số liệu chính thống, Hiệp định EVFTA có thể thúc đẩy nền kinh tế của nước ta lên tới 15% GDP. Điều này giúp cho tỉ trọng xuất khẩu trong nước sang châu Âu tăng tới hơn một phần ba. Còn đối với các nước trong EU, EVFTA chính là bước đệm tuyệt vời cho một thỏa thuận thương mại lớn hơn với các quốc gia ASEAN trong tương lai.

EVFTA là gì?
Giá trị của Hiệp định EVFTA

Vai trò của EVFTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Dưới đây là những ý nghĩa quan trọng mà EVFTA mang lại cho lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa ở nước ta trong những năm vừa qua.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

EVFTA tác động tích cực đến với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và công tác mở rộng thị trường xuất khẩu. Hiện Việt Nam đang là đối tác thương mại đứng thứ 17 trên thế giới. Và đứng thứ 8 tại châu Á, lớn thứ hai trong khối các nước ASEAN.

Một số mặt hàng xuất khẩu đang chiếm ưu thế của nước ta sang thị trường EU gồm: hàng dệt may, giày dép, các sản phẩm nông – lâm – thủy sản, các sản phẩm nhựa,…

Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU đang được hưởng thuế theo Quy định về chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Tuy nhiên mức thuế này vẫn còn rất cao. Việc ký kết hiệp định EVFTA tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của nước ta có sức cạnh tranh lớn hơn so với hàng hóa cùng chủng loại. Nhất là hàng hóa từ các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc hay một số nước ASEAN do chênh lệch về  thuế nhập khẩu (10-15%). Đặc biệt có thể cạnh tranh bình đẳng về giá với các quốc gia mà EU không áp dụng thuế quan và hạn ngạch như Campuchia, Myanmar,…

EVFTA là gì?

Tạo điều kiện cơ cấu lại thị trường hàng hóa mới

Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam diễn ra chủ yếu với các nước châu Á (khoảng 80% kim ngạch nhập khẩu, 50% kim ngạch xuất khẩu). Hiệp định EVFTA sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước có điều kiện thâm nhập, khai thác nhiều nguồn từ thị trường mới. Hoặc những thị trường có nhiều tiềm năng phát triển cho xuất khẩu ở Việt Nam.

EVFTA tạo cơ hội tham gia chuỗi cung ứng công nghệ cao

EVFTA tạo điều kiện giúp nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động. Từ đó giảm dần việc gia công lắp ráp, để tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao. Mục đích là đưa đất nước bước sang thời kỳ phát triển mạnh về các ngành điện tử, công nghệ, sản phẩm nông nghiệp xanh,…

Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài mà EVFTA mang lại hứa hẹn sẽ là cơ hội tốt để hợp tác về vốn, chuyển giao công nghệ, phương thức quản lý hiện đại hơn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

EVFTA là gì?
EVFTA tạo cơ hội tham gia chuỗi cung ứng công nghệ cao

EVFTA là động lực phát triển ngành công nghiệp phụ trợ

Ngành công nghiệp phụ trợ được cho là tiềm năng nhất hiện nay chính là công nghiệp dệt may. Hàng dệt may trong quy tắc EVFTA phải tuân thủ khá chặt chẽ. Nghĩa là nguyên liệu may quần áo phải được dệt tại Việt Nam hoặc chính các nước thành viên EU.

Bên cạnh đó, sản phẩm dệt may cần đáp ứng các tiêu chuẩn về công đoạn gia công chế biến được quy định tại Hiệp định. Nhưng việc EVFTA chỉ cho phép sử dụng 10% (theo trọng lượng) sợi hoặc xơ và 8% (theo giá trị) nguyên liệu dệt may khác không có xuất xứ trong quá trình sản xuất là thách thức lớn. Bởi hiện nay ngành này vẫn chưa chủ động được nguồn cung trong nước mà chủ yếu dựa vào nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu. Trong khi hàng hóa được làm gia công, còn nguyên liệu sử dụng theo chỉ định của khách hàng nước ngoài.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn về EVFTA. Hy vọng sẽ đem lại hữu ích cho bạn, đặc biệt là những bạn đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *